Tháng Tư 20, 2020 Ngoc Quynh

The Great C – phim ngắn thực tế ảo về chủ đề hậu tận thế

Secret Location sử dụng Unreal EngineCinema 4D để tái tạo bộ phim khoa học viễn tưởng kinh điển (Sci-Fi classic) bằng công nghệ thực tế ảo.

Nhờ sự sẵn các bộ tai nghe thực tế ảo (VR headsets) có giá cả phải chăng như Oculus Go, bất kỳ ai cũng có thể đi sâu vào trải nghiệm thế giới thực tế ảo mà không cần thêm phần cứng. Tuy nhiên, chỉ một số ít trải nghiệm thực tế ảo tận dụng tối đa các khả năng mà thực tế ảo (VR – Virtual Reality) mang lại. Để giúp lấp đầy chỗ trống này, studio thực tế ảo Secret Location, được thành lập năm 2008, chuyên kết hợp công nghệ VR tiên tiến với cách kể chuyện truyền thống. Họ đã thể hiện tốt như thế nào, hãy xem Sleepy Hollow, sản phẩm được hoàn thiện vào năm 2015 với trải nghiệm VR đầu tiên trên thế giới từng được trao giải thưởng Primetime Emmy

Với bộ phim ngắn VR “The Great C“, Secret Location có một mục tiêu đầy tham vọng là đưa khả năng kể chuyện của VR đến giới hạn, thách thức hiện trạng đang có và mang đến trải nghiệm VR xứng đáng cho người xem phim. Những công việc trong dự án kéo dài khoảng một năm, lúc bắt đầu, nhóm dự định sẽ làm một trò chơi có tính tương tác cao trong đó có một nhân vật có thể điều khiển được. Khi họ phát triển ý tưởng, họ nhận ra rằng một bộ phim điện ảnh sẽ phù hợp hơn để trải nghiệm khi đi theo hướng kể chuyện. Thế là họ có ý tưởng tạo ra một bộ phim ngắn kết hợp khả năng của công nghệ VR với sản xuất phim truyền thống. 

Bạn có thể xem năm phút đầu tiên của “The Great C” dưới dạng video 360 độ dưới đây:

Tái hiện bộ phim khoa học viễn tưởng bằng công nghệ thực tế ảo

The Great C” dựa trên truyện ngắn cùng tên của Philipp K. Dick: Bối cảnh phim thực tế ảo diễn ra trong một tương lai của hậu tận thế, trong đó loài người gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Những người cuối cùng còn lại trên hành tinh sống một cuộc sống nguyên thủy trong các bộ lạc nhỏ và được cai trị bởi một siêu máy tính toàn năng tên là The Great C. Mỗi năm, siêu máy tính buộc bộ lạc phải dâng một người đàn ông từ hàng ngũ của mình và đưa anh ta vào một cuộc hành trình định mệnh đến để an ủi The Great C. 

Để làm cho câu chuyện trở nên thú vị hơn cho sự kết hợp với công nghệ thực tế ảo, cũng là để thú vị hơn, phù hợp hơn với số đông khán giả, cần có nhiều thay đổi khác nhau. Vì tiểu thuyết gốc khá ngắn và số lượng nhân vật hạn chế, đội nhóm của Secret Location đã quyết định thêm nhân vật mới, và bổ sung một vài yếu tố cho cốt truyện. Nhân vật quan trọng nhất trong số những nhân vật mới này là Gray, một robot, là người hầu của The Great C, là người theo sát nhân vật chính, Tim, trong suốt hành trình của cậu ấy và đẩy cậu vào những tình huống nguy hiểm. Tim đi cùng với người vợ sắp cưới Claire, cả hai đều có nhiều cuộc gặp gỡ với Gray. Việc bổ sung nhân vật Claire là để tạo ra một câu chuyện tình yêu trong phim. “Khi chuyển thể tiểu thuyết thành dạng công nghệ thực tế ảo, việc chúng tôi cố gắng làm cho câu chuyện trở nên kịch tính hơn và với thời lượng dài hơn là rất quan trọng”, Luke van Osch, nhà sản xuất của The Great C giải thích.

Bởi vì công nghệ thực tế ảo vẫn là một phương tiện tương đối mới cho nên đội nhóm đã không có nhiều tài liệu tham khảo cho các trải nghiệm tương tự trong điện ảnh để rút kinh nghiệm. “Phương pháp cơ bản mà chúng tôi đã sử dụng, là xem phim để lấy cảm hứng, sử dụng bản năng để nghĩ xem làm thế nào ngôn ngữ điện ảnh có thể được dịch chuyển sang VR, sau đó chúng tôi đã kiểm tra đi kiểm tra lại các lý thuyết của mình để tìm xem cái gì thực sự hiệu quả”, Andre Otley, Nghệ sĩ 3D lâu năm tại Secret Location chia sẻ. 

Để làm được điều này, các nghệ sĩ phụ trách xây dựng môi trường trước tiên đã tạo ra một số bối cảnh trong Cinema 4D và import (nhập) chúng vào Unreal Engine. Giao diện và cảm xúc trong từng cảnh đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng một loạt người xem (người không tham gia dự án) trải nghiệm. Trong số những thứ khác, điều này cũng chứng minh rằng các chuyển động của máy ảnh ít gây ra vấn đề cho người xem hơn dự kiến, nghĩa là nhóm đã có thể sử dụng các yếu tố điện ảnh như máy quay xoay quanh nhân vật chính.

Một thách thức đặc biệt là phải làm sao thu hút sự chú ý của người xem và làm cho hướng nhìn trong VR được tự nhiên để họ không bỏ lỡ bất kỳ yếu tố nào trong câu chuyện. Để cung cấp cho người xem định hướng hình ảnh trong cảnh, Secret Location tập trung vào chuyển động của camera, đảm bảo rằng hành động luôn diễn ra ở góc 180° so với máy ảnh và tránh bị nhảy trục khi cắt. Đối với một số bức ảnh, họ cũng sử dụng độ sâu trường ảnh hoặc sương mù nhẹ để chuyển hướng sự chú ý của người xem khỏi nền (background). Tất cả điều này làm cho câu chuyện trở nên chặt chẽ, các vết cắt mượt giúp người xem không bị nhầm lẫn.

Cinema 4D trong tầm tay với Unreal Engine

Quy trình thiết kế 3D (Pipeline 3D) cho dự án bao gồm Cinema 4D, ModoUnreal Engine. Các custom asset khác, như các tòa nhà bị phá hủy hoặc vị trí cho cảnh cuối cùng, được tạo hoàn toàn trong Cinema 4D trong khi các asset khác được tạo trong Modo. Ưu tiên export (kết xuất) trên Unreal Engine, các nghệ sĩ đã nhập hầu hết các assets Modo qua Cinema 4D để có thể giảm độ phức tạp của chúng bằng công cụ Polygon Reduction được giới thiệu trong Cinema 4D R19

“Về sau, điều này trở nên cực kỳ quan trọng khi mà mọi thứ được ưu tiên để được gắn UV và tối ưu hóa (optimization). Chúng tôi có thể giữ nguyên tia UV và hình dạng tổng thể, đồng thời giảm các polycounts và sau đó đưa chúng trở lại Unreal mà không có các mô hình trông hoàn toàn khác biệt”, Andre Otley nói.

Cinema 4D có tính năng thân thiện với người dùng, công cụ MoGraph đa chức năng, tính năng procedural Voronoi Fracturing giúp phá vỡ cấu trúc khiến phần mềm này trở nên lý tưởng để tạo ra nhiều môi trường khác nhau. Tính năng MoGraph, đặc biệt là MoGraph Cloner, đã được sử dụng để phân bố các tầng nhà, các bối cảnh, và các asset khác nhau trong các cảnh phim, vì thế rất có lợi để tạo ra không gian hậu tận thế. Đội nhóm ở Secret Location cũng dùng tính năng Voronoi Fracturing để tạo ra hình ảnh động của logo phim “The Great C”.

Vai trò đa năng mà Cinema 4D thực hiện trong quá trình sản xuất cũng được thể hiện rõ ràng thậm chí sau khi hầu hết các asset và môi trường đã được hoàn thành, như Andre giải thích: “Gần cuối dự án, có một cảnh quay mà một trong số các nhân vật của chúng tôi phải đu mình trên dây treo lủng lẳng. Team làm nhân vật hoạt hình trong Maya gặp khó khăn khi phải đưa nó nhìn đúng với thời gian của frame, và team Art có cơ hội giải quyết nó ,vì hầu hết các môi trường và đạo cụ đã hoàn thành vào thời điểm đó. Tôi biết là nếu dùng vài Splines và động cơ tóc (hair dynamic tag) của Cinema4D thì sẽ rất dễ, nhưng mà để làm hoạt hình thì cần phải kết nối lại thông qua Unreal. Lo & Behold – có chức năng “’Spline to Joints” bên trong các công cụ tạo hình nhân vật (character tools)! Không tốn chút thời gian nào để làm cho một phiên bản của nó hoạt động, tinh chỉnh và khớp vào động cơ. Đó là một khoảnh khắc thực sự tuyệt vời để cảm thấy như Cinema 4D đã giúp đỡ tôi trong việc tạo ra nội dung mà tôi cần để thực hiện”.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact

iRENDER FARM

GPU Cloud Service
Remote Render Farm
GPU Cloud for AI/DeepLearning
iRender International

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
Modo
LightWave 3D
LuxCore
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST:0108787752
VPGD: Số 5, ngõ 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116 [email protected]