Tháng Tư 11, 2020 Ngoc Quynh

Làm thế nào để tạo ra phong cách riêng cho Archviz?

Archviz là gì?

Archviz là một trong những  thuật ngữ thú vị nhất trong lĩnh vực 3D. Thuật ngữ này, viết tắt của trực quan hoá kiến trúc (Architectural Visualisation), kết hợp sự tinh tế của kiến trúc với bí quyết về kỹ thuật.

Con gà hay quả trứng?

Từ những đền thờ các vị thần lừng lẫy của Hy Lạp cổ đại cho tới những khối nhà chung cư cao ốc, chúng không thuộc nghệ thuật truyền thống mà theo phong cách tự do thì đúng hơn. Kiến trúc là một lĩnh vực rất rộng. Có một vài lĩnh vực đã được đặt tên là Baroque, Gothic, và Cổ điển (Classical). Nhưng từ mà chúng ta nghe nhiều hơn là “style”, chúng ta nhanh chóng gán cho nó cái gọi là chất lượng nghệ thuật của cá nhân sau đó mới tới thời đại của họ. Như là “Mona Lisa” của Da Vinci chẳng hạn, đây là một ví dụ cho sự điềm tĩnh kiên định phổ biến của thời kỳ Phục hưng, ngược lại thì “The Scream” của Edvard Munch lại thể hiện sự tan vỡ & lo lắng của thời kỳ hiện đại. 

Điều này bạn có biết không: lúc đầu tiên, tòa nhà chỉ là một viên gạch. Một viên gạch chỉ là một viên gạch, nhưng một kiểu mái ngói lại có nhiều khả năng tỏa sáng hơn là cái tên của một kiến trúc sư nào đó. Rõ ràng sự khác biệt giữa kiến trúc & hội họa là vô cùng lớn, lý do chính là ở chức năng. Không phải nghệ thuật thị giác là vô giá trị nhưng các tòa nhà được xây lên để sống. Rằng người ta không muốn khóc lên & suy nghĩ về sự áp bức của chế độ xã hội mỗi khi bước vào phòng vệ sinh, họ muốn căn phòng đó được thông gió cho mục đích mà họ sẽ sử dụng.

Dưới bóng của thế giới giải trí, nơi mà các mô hình 3D (3D Model) được gắn liền với các thương hiệu như là “The doe-eyed princesses” (Những nàng công chúa mắt đen) của Disney Pixar, thì phong cách thẩm mỹ của ArchViz dường như không có nhiều thứ để nói đến. Ngoài ra, thì dấu ấn của Fabio trên góc nhìn của ArchViz như một công việc cơ học, hầu hết các khía cạnh của quy trình làm việc 3D (3D pipeline) không đòi hỏi quá nhiều sáng tạo (và đề bài giao cho những lập trình viên cũng tương tự vậy). Và tính đến lúc này cũng có rất nhiều bản nâng cấp cho những hình ảnh bán trên thị trường.

Cái gì tạo nên “style” cho ArchViz?

“Tất cả những dự án mà bạn làm đều chịu sự ảnh hưởng bởi gu của bạn. Nhưng trong những dự án cá nhân thì gu thẩm mỹ & phong cách thể hiện được phát triển nhiều hơn”. 

Bản portfolio trên ArchViz của bạn nên có nhiều thứ hơn là một bộ sưu tập những sản phẩm đã hoàn thành của bản thân. Nên bao gồm cả những nguyên liệu, những số liệu của đề bài và đánh giá thực hành hiện tại. Bạn nên xây dựng một portfolio theo nguyên tắc cung cấp quan điểm, tiết lộ chi tiết về thị hiếu của bạn. Nó có thể là một điều gì đó bạn biết rất rõ bên trong sâu thẳm bản thân: có thể là một cách pha trộn màu sắc (blending color) cụ thể, hoặc một sự phối hợp ưa thích giữa bóng tối và ánh sáng (interplay of shadow and light).

Bạn có thể thấy rằng những thành phần tạo ra phong cách trang điểm (makeup style) là ngẫu nhiên, có khi là quyết định có ý thức, có khi là quyết định vô thức mà ra, những kỹ thuật cũng đến từ bản năng tự nhiên hoặc được đào tạo. Không cần phải quá thông minh mới nhận ra được điều đó, một bản vẽ đơn giản cũng có thể thấy được. Nếu đặt 5 người với 5 trình độ khác nhau vào trong một căn phòng và bảo họ hãy vẽ một người khỏa thân, khi nhìn kết quả, bạn có thể thấy rằng 5 bản vẽ cực kỳ khác nhau. Một số người tập trung vào những đường cong ở phần giữa cơ thể, phần khác lại thích nguệch ngoạc những phần khác nhau. Có thể có người nghệ sĩ muốn điều chỉnh tư thế, trong khi nghệ sĩ khác lại cho rằng như thế không giải quyết được gì. Điểm nhấn và sự tự tin trong những đường nét cũng khác nhau. Trong mọi trường hợp, sự khác biệt trong phong cách cũng được thể hiện ra ngay lập tức, thực tế là không ai có thể vẽ được nếu không có điều đó. 

Không ai hoàn hảo cả. Chúng ta không là gì nếu thiếu những đặc điểm riêng trong ấn phẩm cuối cùng – có thể lúc đó chúng ta không nhận ra – và nó tạo ra sản phẩm nghệ thuật của chúng ta dù tốt hay xấu đi chăng nữa. (Đó là lý do người ta gọi đó là “phong cách”).

Dù thế, bạn cũng không thể nào thấy ngay được những lợi ích của việc sử dụng kỹ thuật 3D thay cho kỹ thuật truyền thống. Trở lại với một lớp học kiến trúc, một ông giáo sư mà từ chối bản nháp của sinh viên nếu nó được làm bằng CAD. Lý do của ông ta thế này: công cụ khiến cho người ta suy nghĩ theo cùng một cách. Và ông ta đúng. Ông chứng minh bằng cách chia lớp ra thành những nhóm nhỏ. Một nhóm thì sử dụng chương trình 3D trước trong khi nhóm kia thì chậm hơn, vẽ ý tưởng ra giấy đã rồi mới làm trên máy tính. Trở lại với ví dụ trên, nếu những sinh viên kia được yêu cầu vẽ người khỏa thân với công cụ 3D, đầu tiên họ sẽ sử dụng những công cụ cơ bản được đặt sẵn trong phần mềm để tạo hình cơ thể trước (ví dụ: đặt hình mẫu tròn rồi chia nhỏ nó ra). Không có đủ thời gian để làm những hành động phức tạp hơn về mặt kỹ thuật, kẻo sẽ mất phần lớn năng lượng của bản thân và bị cô lập trong các chi tiết và không nhìn được tổng thể.

“Anh sẽ bị mất đi cách tiếp cận mới mẻ, nhanh chóng, lặp lại với cách sử dụng phác thảo bút chì hoặc đất sét. Cách tốt nhất để kiểm tra những ý tưởng khác nhau là nhìn tổng thể tác phẩm từ một góc khác”.

Tôi chỉ cần vẽ thôi? Tôi chọn 3D tại vì tôi không thể vẽ!

Trong 3D thì giữa người thiết kế & sản phẩm cuối cùng đôi tay, là phong cách, là bàn phím, và từng yếu tố ở trong lựa chọn mà người thiết kế đưa ra. Phần lớn mọi người lựa chọn công cụ là để giảm bớt sự tự định hướng và những lo lắng mà nó tạo ra. Bên cạnh đó, giống những thứ khác, các công cụ này cần được thực hành mới quen tay. Nhưng nếu không vẽ, thì sao không chụp ảnh? Như thế sẽ ít ràng buộc hơn. Ít lo lắng hơn. Nhiều tự do hơn. Dù sao thì công nghệ cũng là để biến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn phải không? 

Kết hợp các phương tiện khác vào nghiên cứu hoặc quy trình sản xuất 3D (3D pipeline) sẽ giúp người thiết kế sắp xếp các ưu tiên của mình. Phác thảo ý tưởng trước là một hướng đi đúng đắn cho việc triển khai. Học nhiếp ảnh sẽ điều chỉnh ý thức của người thiết kế về bố cục và ánh sáng để nhấn mạnh các chủ đề trong cảnh. Đối với những người chiến đấu với deadline chặt chẽ và tóm tắt dự án nghiêm ngặt hàng ngày, đây là một việc quan trọng. Mặc dù vậy, còn nhiều hơn thế nữa, nó thông qua việc phân vùng trên các khía cạnh khác nhau của quy trình sản xuất (pipeline) cho phép đưa ra các quyết định có chủ định, có ý thức, định hình cả diện mạo cuối cùng và phong cách của người thiết kế. Quy trình này không ở đó để người thiết kế phải ám ảnh từng chi tiết nhỏ bởi vì đó là vấn đề lúc bắt đầu. Quy trình này ở đó để họ chắc chắn rằng ngay cả những động tác vô thức cũng không bị bỏ qua. Nói cách khác, sẽ không mất đi bất cứ cơ hội nào cả.

Có phải tất cả những điều này là để tranh giống y như ảnh thực? Chứ không phải để thể hiện tài năng cá nhân mình.

Vừa đúng vừa không đúng. Những bức tranh y như ảnh thực vốn là chìa khoá của các dự án ArchViz. Bây giờ các ngành công nghiệp hoạt động dựa trên các nền kinh tế có ý nghĩa khác nhau. Khách hàng muốn được nghe kể chuyện. Những người chiến thắng gần đây nhất của cuộc thi Architizer đã được chọn dựa trên các tiêu chí gần giống với nhiếp ảnh, những cách nghệ thuật mà họ hình dung và trình bày ở dạng kiến trúc.

Nếu bạn chụp một bức ảnh vớ vẩn, bất kể nó thực tế tới mức nào đi nữa thì nó vẫn là một bức ảnh vớ vẩn (thì nó vẫn là một bức ảnh, bạn muốn gì hơn nữa). Không phải tất cả mọi thứ trên thế giới sẽ đột nhiên hiện ra sau khi chụp ảnh nó. Điều tương tự cũng xảy ra với dự án của bạn: đây là vấn đề làm sao cho ảnh chụp đó phù hợp với đề bài của bạn. Bạn không giới thiệu một hình ảnh của một kiểu nội thất bị bỏ quên trong một thành phố, bên dưới ảm đạm, nơi mặt trời không tỏa sáng, dù hình ảnh thật là như thế. 3D là một phương tiện nghệ thuật cho phép tạo ra một cái gì đó hơn cả hình ảnh. 

Và đó là nơi chúng ta dùng đến công cụ. Khi chúng ta cần thể hiện phong cách bản thân (trước đó thì phải xác định được phong cách này là gì, đương nhiên rồi), thì không có gì tuyệt vời hơn là xử lý hậu kỳ. Cụm từ “xử lý hậu kỳ” không có nghĩa là đi sửa lỗi sai đã mắc trước đó. Đây là một mẹo trong chụp ảnh mà bạn có thể tham khảo: trong nhiếp ảnh, một số nghệ sĩ chuyên nghiệp đã chọn chụp ở mặt phẳng, càng phẳng càng tốt, để có thể xử lý ảnh thô một cách tự do nhất khi thêm màu ở hậu kỳ. Ngoài màu sắc, bạn còn có thể tăng cường ánh sáng bằng cách thêm một nguồn sáng khác cho cảnh đó. 

Cuối cùng thì, điều cần nói đến ở đây là bạn có thể thử nghiệm, nhưng để làm được điều đó thì cần hoàn toàn thoải mái với công cụ mà bạn đã thuần thục. Các phương tiện truyền thống có thể giúp bạn tách nhỏ các yếu tố liên quan trong phong cách của bạn và phát triển nó nếu cần. Chúng chính là một tập hợp các công cụ để giúp bạn chia nhỏ dự án 3D khổng lồ. 

Để phát triển mô phỏng kiến trúc (ArchViz – Architecture Visualization) đòi hỏi sự phát triển của các giải pháp công nghệ đối với các quy trình liên quan, đặc biệt là giải pháp cho kết xuất đồ họa 3D (3D rendering) – công đoạn cuối trong quy trình thiết kế đồ họa 3D mà đòi hỏi rất nhiều yếu tố về kỹ thuật và hiệu suất của hệ thống phần cứng. Đó là lý do các dịch vụ cloud computing (điện toán đám mây) cung cấp hiệu suất máy tính lớn như iRender dành được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng thiết kế đồ họa 3D, kiến trúc sư, nhà làm phim hoạt hình (animator). Với các dịch vụ Cloud Rendering, GPUhub (thuê máy GPU/CPU), Remote Render FarmiRender cung cấp, người dùng hoàn toàn có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình về hiệu suất máy tính nhằm xử lý công việc của mình một cách tối ưu cả về chi phí, thời gian và chất lượng.

Nguồn tham khảo: CGTalk Global
, , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Comments (3)

  1. Trương Anh Minh

    tôi nghĩ rằng việc sử dụng render farms là rất cần thiết.
    Sử dụng render farms cho phép bạn gửi các dự án của mình song song để hiển thị các khung của chúng, giảm thời gian kết xuất của bạn xuống theo cấp số nhân và để máy cá nhân của bạn sẵn sàng cho công việc khác. Ngoài ra chúng còn đảm bảo hiệu quả công việc cho các nhà thiết kế 3d tốt hơn.

  2. Tuấn Hải Nguyễn

    3D ArchViz này ngày xưa thực sự khó khăn đối với tôi. Ngày xưa vẽ vời các thứ thực sự khó với một người đam mê như tôi nhưng không vẽ đjep haha. Tôi chọn 3D, bởi cách tôi làm nó từ dạng vẽ sang một bức ảnh chân thực.

  3. Mạnh Hùng

    Còn tôi thì vẫn đang mơ hồ về Archviz ? Ai giải đáp thắc mắc tôi với

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact

iRENDER FARM

GPU Cloud Service
Remote Render Farm
GPU Cloud for AI/DeepLearning
iRender International

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
Modo
LightWave 3D
LuxCore
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST:0108787752
VPGD: Số 5, ngõ 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116 [email protected]