Tháng Chín 30, 2020 thuongqth

Blender: Vài nét về Background Image

Bạn đang tự hỏi cách đặt Background image (hình nền) trong Blender? GPUhub render farm sẽ hướng dẫn  bạn chuyển đổi giữa phần mềm và hình ảnh bằng vài bước dưới đây. 

Đâu là điểm chính?

Trong Blender, hình ảnh tham chiếu có thể rất quan trọng, đặc biệt là đối với các nghệ sĩ mới. Việc tìm ra cách tạo và điều chỉnh khuôn mặt có thể đã khá khó khăn, đó là chưa kể phải quan tâm cả về giải phẫu mô hình.

Rất may, Blender có một tính năng tiện lợi được gọi là “Background Images” (Hình nền). Bằng cách nhập trực tiếp hình ảnh vào không gian làm việc của bạn, bạn có thể dễ dàng biến nó thành tài liệu tham khảo của mình. Hình ảnh chỉ xuất hiện khi chế độ xem của bạn được căn chỉnh với các trục. Nó sẽ không xuất hiện trong kết xuất cuối cùng của bạn.

Ví dụ, nếu bạn muốn tạo bản sao chính xác của một bộ phận để in 3D, bạn có thể chỉ cần chụp ảnh nó và sử dụng thông tin đó như tài liệu tham khảo. Khi đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc lấy số đo chính xác cho từng bộ phận.

Thêm hình ảnh

Thêm hình ảnh trong Blender 2.8 trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết: Chỉ cần nhấn “Shift + A” và trên menu thả xuống bật lên, hãy chọn “Image”.

Bạn sẽ nhận thấy rằng có thể chọn giữa việc thêm hình nền hoặc hình ảnh tham chiếu. Sự khác biệt giữa hai điều này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo!

Hình nền (Background images) và hình tham chiếu (Reference images)

Sự khác biệt là gì?

Cả hai hình ảnh sẽ hoạt động tương tự trong Blender, nhưng chúng có một số khác biệt chính mà bạn có thể lưu ý:

  • Background image (Hình nền) là trong suốt theo mặc định, có nghĩa là bạn có thể có các đối tượng phía sau chúng mà vẫn có thể nhìn thấy cả đối tượng và hình ảnh. Ngoài ra, chúng chỉ có thể nhìn thấy từ phía trước; bạn sẽ không nhìn thấy gì từ phía sau.
  • Reference images (Hình ảnh tham chiếu) là ảnh mờ và có thể nhìn thấy từ cả hai phía.

Khi nào nên sử dụng loại hình ảnh nào?

Không có nhiều điều để nói vì tên của chúng đã gợi ý lớn về tình huống nào phù hợp nhất cho cả hai. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng nếu bạn đang làm mô hình dựa trên hình ảnh 2D, việc thêm hình ảnh tham chiếu sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Mặt khác, nếu bạn muốn tạo một kết xuất trong suốt với hình nền mà sau đó bạn sẽ sử dụng trong một chương trình chỉnh sửa khác, bạn có thể sử dụng hình nền để biết nội dung 3D sẽ trông như thế nào trong một cảnh cụ thể.

Các thao tác cuối: Điều chỉnh thuộc tính hình ảnh

Cuối cùng, bạn sẽ muốn biết cách chỉnh sửa những điều cơ bản của hình nền hoặc hình ảnh tham chiếu. (Đừng lo vì đó là quá trình tương tự) Để thực hiện việc này, hãy chọn hình ảnh, sau đó, trong menu bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng “context” (ngữ cảnh) để xem một số tùy chọn hiển thị:

  • Transparency (Độ trong suốt): Bạn muốn hình ảnh trong suốt đến mức nào.
  • Size (Kích thước): Hình ảnh lớn như thế nào.
  • Offset: Khoảng cách từ tâm bạn muốn di chuyển hình ảnh.
  • Depth (Độ sâu): Hình ảnh hiển thị phía trước hay phía sau đối tượng.

Lưu ý cuối cùng, khi bạn điều chỉnh độ trong suốt, hãy đảm bảo là bạn đã kiểm tra hộp kiểm “Use Alpha”, nếu không nó sẽ không có bất kỳ hiệu ứng hiển thị nào.

Và đó là tất cả những gì bạn cần biết để thêm hình nền trong Blender!

Nguồn: all3dp.com
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

iRENDER FARM

GPU Cloud Service
Remote Render Farm
GPU Cloud for AI/DeepLearning
iRender International

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
Modo
LightWave 3D
LuxCore
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST:0108787752
VPGD: Số 5, ngõ 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116 [email protected]