Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu về điện năng từ các nhà máy điện than đang có dấu hiệu sụt giảm, trong khi chi phí để duy trì chúng hoạt động thì vẫn không thay đổi.
Có vẻ như nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng tỏ ra thất thế trước các nguồn năng lượng tái tạo khác, khi mà theo báo cáo mới đây của Carbon Tracker, việc duy trì phân nửa số nhà máy điện than tại nhiều thị trường lớn trên thế giới tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy điện tái tạo khác. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu dự báo đến năm 2030, các nhà máy điện than sẽ là phương án sản xuất điện tốn kém nhất trên thế giới.
“Báo cáo này của chúng tôi nhằm mục tiêu phản biện lại quan điểm bấy lâu nay rằng: Nhiệt điện là phương án sản xuất điện rẻ nhất, không chỉ trong hiện tại mà còn mãi sau này.” – Durand D’souza, thành viên tại Carbon Tracker chia sẻ.
Ở thời điểm hiện tại, những nhà máy điện than với công suất 499 gigawatts của thế giới vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, với chi phí dồn vào các dự án này lên tới hàng nghìn tỷ USD. Với chi phí khổng lồ như vậy, đương nhiên nhiều chính phủ và nhà đầu tư sẽ không hủy bỏ những dự án này để tránh đổ một lượng tiền lớn xuống sông xuống biển. Tuy nhiên, có lẽ đây cũng nên là thời điểm để tính dần đến chuyện đầu tư cho các phương án năng lượng tái tạo khác bên cạnh những nhà máy điện than truyền thống.
Đặt trong bối cảnh mà dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến với nền kinh tế, Ủy ban Năng lượng Quốc tế tin rằng nguồn vốn mà các chính phủ rót vào những dự án năng lượng tái tạo như điện gió hay điện mặt trời sẽ giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, mặt khác, do các hoạt động sản xuất công nghiệp đang trở nên đình trệ ở nhiều nời trên thế giới trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu về điện năng từ các nhà máy điện than tại thị trường Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu sụt giảm. Vì lý do này, doanh thu của các nhà máy điện than truyền thống sẽ sụt giảm rất nhiều, ít nhất trong thời điểm hiện tại, trong khi chi phí để duy trì chúng hoạt động thì vẫn không thay đổi. Nhóm nghiên cứu tại Carbon Tracker tin rằng điều này sẽ khiến cho những nhà máy điện than càng trở nên khó cạnh tranh hơn so với các nhà máy năng lượng tái tạo khác.
“Chúng tôi mong rằng tình thế hiện tại sẽ khiến nhiều chính phủ và các nhà đầu tư suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc đầu tư nhiều hơn cho các dự án năng lượng tái tạo, cũng như vạch ra những lộ trình để dần thay thế điện than bằng các nguồn điện sạch khác trong tương lai, từ đó giúp giảm giá điện nhưng vẫn có thể mang lại những tác động tích cực hơn với môi trường.” D’souza chia sẻ.
May mắn, tại Việt Nam, quá 80% số ngày trong năm là nắng, Render Farm của iRender được xây dựng hệ thống điện mặt trời riêng, nhờ đó giá điện giảm xuống là vô cùng đáng kể, nên bên mình có thêm nền tảng bền vững để duy trì giá dịch vụ ở mức thấp về lâu dài với đối thủ trên thế giới. Hiện trạng, giá điện để duy trì hệ thống cùng một hiệu suất, các đối thủ trên thế giới sẽ phải trả gấp đôi so với iRender. Đây chính là tính khác biệt về chi phí của dịch vụ Cloud Rendering mà iRender đang cung cấp.
Nguồn tham khảo: www.genk.vn
Hoàng Nam
Từ trước đến giờ tôi luôn tự hỏi không hiểu vì sao giá thuê dịch vụ bên bạn rẻ hơn, trong khi tiền điện, tiền thiết bị hạ tầng nữa nhưng giừo tôi mới biết lí do thực sự đó là các bạn sử dụng phương pháp này.
Anh Dũng
Ứng dụng sử dụng năng lượng mặt trời để giảm chi phí cho người sử dụng, quả là một sáng kiến hay.